Kinh doanh online thời dịch bệnh

0 22

Dịch Covid-19 cùng yêu cầu về giãn cách, hạn chế tiếp xúc khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ mua sắm trực tuyến. Để thích ứng với điều kiện hiện nay, rất nhiều siêu thị, cửa hàng kinh doanh, ăn uống… đã đẩy mạnh kênh kinh doanh online thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo…

Xu thế của thời đại

Theo “Sách trắng Thương mại điện tử” Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020. Dịch Covid-19 cùng những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc đã góp phần đáng kể khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm hơn đến mua sắm trực tuyến. Việc mua sắm online là một giải pháp hữu hiệu khi có dịch bệnh do không phải xếp hàng, đi lại nhiều ở những nơi đông người; hàng hóa được giao tận nhà, hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh. Chính vì thế, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, phương pháp mua hàng trực tuyến trở nên phổ biến.

kinh-doanh-onl-2

Mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến trong thời điểm đại dịch

Nhận thấy lợi thế của thương mại điện tử như không phải thuê mặt bằng, lượng khách hàng lớn, để tăng lượng khách hàng mua sắm, bên cạnh việc triển khai giảm giá sản phẩm, nhiều cửa hàng còn hỗ trợ giao hàng miễn phí. Một số chủ cửa hàng còn đăng ký mặt hàng của mình trên các trang bán hàng online như Tiki, Shopee, Sendo… để dễ tiếp cận người mua hơn. 

kinh-doanh-onl-3

Kinh doanh online trở nên phổ biến cũng là một cơ hội kiếm tiền cho các ông chủ lớn như Tiki, Lazada,…

Không chỉ những hộ kinh doanh nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân mà hiện các “ông lớn” như Vinmart, Aeon mall… cũng không bỏ qua thị trường béo bở này. Ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, Vinmart, Aeon Mall đã áp dụng ngay hình thức “Đi chợ hộ” và miễn phí giao hàng với những hóa đơn từ 300.000 – 500.000 đồng.

Vẫn còn nhiều hạn chế

Bên cạnh lợi thế, kinh doanh online vẫn tồn tại sự bất cập. Hiện tại, người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại quyền lợi khi mua hàng trực tuyến như hàng hóa không giống như quảng cáo, hàng giao chậm, đã thanh toán nhưng không giao hàng, lộ thông tin cá nhân… 

Đặc biệt, tại thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện, sự bất cập trong giao dịch thương mại điện tử càng lộ rõ hơn. Việc mua các loại hàng hóa khác như quần áo, mỹ phẩm, giày dép… có hiện tượng hàng hóa được giao đến tay người tiêu dùng không giống với hình ảnh được quảng cáo; người tiêu dùng thậm chí còn mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Chị Phạm Bích Ngọc (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết, không ít lần mua phải những chiếc áo, đôi giày mà kiểu dáng, màu sắc, chất liệu… khác xa so với hình ảnh trên mạng. Chưa kể, đôi lần chị còn bị mất tiền oan do tin tưởng chuyển khoản trước qua một địa chỉ ảo…

Về phía người bán hàng, nhiều cá nhân, doanh nghiệp cũng gặp tình huống “dở khóc, dở cười” khi bán hàng qua mạng. Những chủ shop, cửa hàng sợ nhất là bị khách “bom hàng”; dịch bùng phát, gọi được shipper mất nhiều thời gian, tiền vận chuyển lại cao mà đến nơi gọi không ai nhận”.

kinh-doanh-onl-4

Bom hàng là nỗi sợ lớn nhất các chủ shop trong mùa dịch

Ngoài việc người tiêu dùng có nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả… thì hoạt động thương mại điện tử còn gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm soát nguồn hàng và chống gian lận thuế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhận ra “cơ hội vàng” để đẩy mạnh kinh doanh online trong thời điểm xuất hiện dịch Covid-19, nhưng họ lại chưa được đào tạo bài bản để bắt kịp xu thế này. Thương mại điện tử là xu thế tất yếu trong quá trình chuyển đổi số. Xu thế này được thúc đẩy mạnh mẽ bởi một bộ phận người tiêu dùng trẻ, nhưng vẫn còn một khoảng cách tương đối lớn đối với người cao tuổi, những người vốn chưa bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ.

Bạn có thể quan tâm

Comments

Loading...