4 điều cần biết về mô hình kinh doanh chia sẻ
Kinh doanh nhưng lại không mất tiền vốn chính là mong muốn của rất nhiều startup trên con đường khởi nghiệp kinh doanh với nguồn vốn đầu tư ít ỏi. Qua bài viết này, mình nghĩ rằng sẽ không ít bạn có thể nắm được cho bản thân nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích về mô hình kinh doanh chia sẻ. Cùng tìm hiểu nào!
Khái niệm về mô hình kinh doanh chia sẻ là gì?
Khái niệm “nền kinh tế chia sẻ” được hiểu như là một thuật ngữ giúp đề cập đến mô hình kinh doanh khai thác về các yếu tố tài nguyên có sẵn kèm theo đó là sự kết hợp với các yếu tố công nghệ nhằm giúp hợp thành một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh nhất. Mô hình kinh doanh này thường được các doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn. Ở Mỹ, mô hình này thực sự phát triển mạnh vào năm 2008 khi nền kinh tế của Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng khiến không ít người dân bắt buộc phải thay đổi cách tiêu dùng của mình để ó thể thích ứng trước bối cảnh khó khăn này.
Đối với việc những tài nguyên sẵn có được “chia sẻ” thông qua các ứng dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến đã giúp mang đến những khoản lợi nhuận khổng lồ cho nhiều nhà cung ứng cũng như người cho thuê và sử dụng, nhờ vậy mà giúp cho Mỹ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển vươn ra thế giới.
Tiềm năng và cơ hội phát triển có lớn không?
So với các nước phát triển, có lẻ Việt Nam có nền tảng nông nghiệp lúa nước, người dân sống đoàn kết, chia sẻ. Do đó mà có thể đón nhận mô hình này một cách khá dễ dàng và nhanh nhẹn. Nhờ có sự hòa nhập theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu mà vì thế các hoạt động kinh doanh theo hình thức này có điều kiện phát huy vô cùng mạnh mẽ, sáng tạo.
Khi thị trường bắt đầu chấp nhận những giá trị mà bạn mang đến cho họ thì sẽ có rất nhiều người cùng tham gia vào
Nhìn chung, sự phát triển của loại hình dịch vụ theo mô hình kinh doanh chia sẻ ở Việt Nam trong những năm vừa qua chủ yếu còn mang tính tự phát nhiều. Cũng trong các cơ quan quản lý còn bộc lộ rõ sự lúng túng trong công cuộc xác định bản chất cũng như cách thức quản lý của mô hình này. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa đề xuất cho mình những khung khổ pháp luật chặt chẽ nhằm hỗ trợ quản lý một cách hệ thống.
Những khó khăn, thách thức cần đương đầu
Do hình thức tự phát triển trong cộng đồng cho nên hệ thống pháp luật vẫn chưa kịp thời có thể hỗ trợ nhanh chóng các vướng mắc của người sử dụng mô hình kinh doanh chia sẻ. Cùng với việc tồn tại các vấn đề như nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh cùng với những doanh nghiệp truyền thống cũng bởi do đa phần các doanh nghiệp tham gia nền kinh tế chia sẻ chủ yếu là cung cấp những dịch vụ của chính họ một cách không đảm bảo hay đạt chuẩn theo quy định của nhà nước.
Kinh tế chia sẻ cũng đưa ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý bao gồm môi trường kinh doanh, sự cân bằng lợi ích giữa các đối tác; mức minh bạch của các thông tin; quản lý các hình thức giao dịch cũng như là chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Những vấn đề trên đòi hỏi nhiều hơn mức nỗ lực của những người tham gia vào hệ thống và sự theo dõi, giám sát kĩ càng của chính phủ.
Chia sẻ miễn phí nhưng vẫn cần nâng cao giá trị để có thể tồn tại
Khi thị trường bắt đầu chấp nhận những giá trị mà bạn mang đến cho họ thì sẽ có rất nhiều người cùng tham gia vào, vô hình chung sẽ gây sức ép lớn lên toàn bộ những nhà sản xuất khác và dẫn đến hạ thấp giá thành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không có lợi nhuận, mà có thể nói lợi nhuận đôi khi còn rất lớn và đó cũng chính là bản chất của mô hình kinh doanh chia sẻ.
Mối tương quan qua lại với nhau
Đến với hình thức kinh doanh mới này sẽ không ít người còn bỡ ngỡ và chần chừ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng ở các nước châu Âu và Mỹ thì mô hình kinh doanh chia sẻ đã rất phát triển và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế chung. Do đó, chúng ta tại sao không cho mình một cơ hội giúp nâng cao mức thu nhập của mình qua hình thức này.
Comments