Mặt tốt và hại của mô hình nhượng quyền phổ biến hiện nay

0 5

Trong những năm gần đây nhượng quyền thương hiệu đã trở thành kênh đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài đưa hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Đây cũng là mô hình để doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền thương hiệu Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu mặt tốt và hại của mô hình nhượng quyền phổ biến hiện nay

Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Nhượng quyền kinh doanh là việc hợp tác kinh doanh với thương hiệu có sẵn nhằm tiến hành công việc kinh doanh thuận lợi hơn. Người nhận nhượng quyền sẽ được hệ thống chủ quản kiểm soát hệ thống và quy trình làm việc. Bên cạnh đó, người nhượng quyền cũng phải ký kết vào các điều khoản kinh doanh thể hiện mức độ hợp tác giữa 2 bên.

Phân loại nhượng quyền kinh doanh

Mặt tốt và hại của mô hình nhượng quyền phổ biến hiện nay

Tùy theo nhu cầu của mỗi cá nhân mà lựa chọn mô hình nhượng quyền thương hiệu khác nhau

Có 4 loại nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, đó là: 

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý (Management franchise)

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Mặt tốt và hại của mô hình nhượng quyền kinh doanh 

Mặt tốt

Mặt tốt và hại của mô hình nhượng quyền phổ biến hiện nay

Quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên sẽ giúp dễ dàng phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền

Mô hình nhượng quyền thương hiệu với những thương hiệu “có tiếng” sẽ tạo thiện cảm hơn với người tiêu dùng, đảm bảo sự minh bạch và chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 

Những bên nhận nhượng quyền sẽ thừa hưởng danh tiếng của thương hiệu và không cần tốn thời gian định hình thương hiệu vì khách hàng đã biết đến thương hiệu của bạn. Mà thay vào đó, bên nhận nhượng quyền sẽ tập trung phát triển cách quản lý vận hành để phát triển doanh nghiệp.

Đơn vị nhượng quyền đều có riêng những quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên sẽ giúp dễ dàng phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền. Với hệ thống quy mô, đào tạo bài bản không mất thêm thời gian cải tiếng là cơ sở để doanh nghiệp quản lý dễ dàng hơn và hạn chế những rủi ro không đáng có.

Sau khi hợp tác, chủ nhượng quyền có nghĩa vụ phải hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền từ pháp lý, trưng bày sản phẩm đến các chiến dịch Marketing.

Mặt hại 

Các bên nhượng quyền quyết định mở kinh doanh thì cần xác định là bạn không sỡ hữu thương hiệu này mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người kac. Vì vậy, bên nhận nhượng quyền không đáp ứng được yêu cầu của chủ nhượng quyền thì sẽ chấm dứt hợp đồng.

Tình trạng cạnh tranh trong hệ thống chuỗi nhượng quyền là hiện tượng không còn quá xa lạ, nhất là tại các cửa hàng gần nhau. Cạnh tranh để đạt được mục tiêu doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho các cửa hàng.

Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ đều đã vào khuôn khổ cho các bên nhận thương hiệu. Các chính sách đều được đưa xuống từ chủ thương hiệu nên gần như việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh hầu như không tồn tại.

Bạn có thể quan tâm

Comments

Loading...