Kinh Nghiệm Kinh Doanh Thời Trang
Kinh doanh thời trang là một trong những ngành hàng phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Với xu hướng ngày càng tăng của thị trường thời trang và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, việc kinh doanh thời trang mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công trong kinh doanh thời trang, các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Mục lục
Xác định mô hình kinh doanh thời trang
Kinh doanh thời trang đã xuất hiện rất lâu đời, có thể nói rằng đây là một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt. Vì vậy, nếu muốn tồn tại và phát triển bạn phải xác định hướng đi cho mình cho phù hợp.
Hiện nay, mô hình kinh doanh quần áo rất đa dạng để bạn lựa chọn. Một số mô hình kinh doanh thời trang có thể kể đến như mở shop bán lẻ, mở shop bán buôn, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu,… Bên cạnh đó, còn có mô hình kinh doanh thời trang thiết kế, thời trang Việt Nam xuất khẩu hoặc thời trang nhập các mặt hàng đại trà hay kinh doanh thời trang Quảng Châu.
Ngoài ra, mô hình kinh doanh thời trang còn có thể chia thành kinh doanh offline và kinh doanh online. Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên chọn hình thức online bởi mô hình kinh doanh này không cần bỏ quá nhiều vốn để nhập hàng hay thuê mặt bằng, bạn có thể kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử. Khi kinh doanh online đã đi vào ổn định và phát triển thì lúc này bạn có thể mở cửa hàng để tiếp tục kinh doanh lớn hơn.
Nghiên cứu thị trường
Trước khi mở shop quần áo, bạn cần xác định đối tượng mình hướng tới là ai (nam, nữ, trẻ em, mẹ bầu, sinh viên), mức thu nhập của khách hàng là bao nhiêu, họ sẽ dành bao nhiêu % thu nhập để mua sắm quần áo… khi nghiên cứu được những vấn đề này, sẽ giúp bạn có định hướng đúng đắn trong việc kinh doanh, xác định sản phẩm, tập chung vào đúng đối tượng khách hàng mình muốn hướng tới…
Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên lựa chọn một đối tượng cụ thể để chăm sóc một cách tốt nhất thay vì bán đa dạng sản phẩm với nhiều đối tượng cùng một lúc. Vì bạn hoàn toàn không đủ khả năng và thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi. Cho dù gu thời trang của bạn đến đâu thì cũng sẽ dễ bị tồn hàng nếu như nó không hợp khách hàng.
Tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng
Chất lượng của sản phẩm quyết định tới số lượng khách hàng
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng cũng như mô hình mình sẽ kinh doanh thì bạn hãy tìm kiếm nguồn hàng để phục vụ cho việc buôn bán. Nguồn hàng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh thời trang, vậy nên bạn hãy tìm nguồn hàng ổn định, có chất lượng cũng như giá cả hợp lý.
Hiện nay nguồn hàng thời trang trên thị trường vô cùng đa dạng, bạn có thể nhập trực tiếp hoặc online từ trong nước đến nước ngoài. Một số địa điểm tìm nguồn hàng thời trang được nhiều chủ buôn lựa chọn như:
- Khu vực phía Bắc: Chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, nhập trực tiếp từ Quảng Châu, Trung Quốc hoặc nhập lại từ các mối sỉ,…
- Khu vực phía Nam: Chợ An Đông, Chợ Bến Thành, Chợ Tân Bình, Chợ Bình Tây (Chợ lớn), …
- Nguồn hàng online: Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như các trang thương mại điện tử, bạn hoàn toàn có thể nhập hàng qua Tmall, Taobao, 1688,…và sử dụng dịch vụ vận chuyển của Hangquangchau247.vn để đặt hàng và nhận hàng tại nhà bất kể số lượng bạn mong muốn.
Ngoài ra, các bạn có thể đặt hàng, nhập hàng từ các xưởng may gia công trong nước hoặc đại lý kinh doanh các sản phẩm quần áo độc quyền của các thương hiệu thời trang lớn như Aristino, Owen,…
Tuy nhiên, theo kinh mà các chủ shop lớn chia sẻ, trừ khi nguồn hàng của bạn cực kỳ thân thiết và đáng tin cậy, tốt nhất ở giai đoạn đầu bạn nên đến tận nơi để xem xét nguồn hàng. Điều này giúp bạn giảm được những rủi ro khi mở shop quần áo như hàng lỗi, hàng kém chất lượng, hay là bị lừa đảo qua mạng.
Chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh quyết định rất lớn đến số lượng khách hàng đến shop. Một kinh nghiệm cho bạn tham khảo khi mở quán quần áo đó là chọn những khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi, có chỗ để xe cho khách hàng, cơ sở hạ tầng tốt…
Nếu đối tượng của bạn là nhắm vào sinh viên thì đương nhiên địa điểm thuận lợi nhất là những khu ký túc xá, khu trọ có nhiều bạn trẻ đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học sinh sống…
Trang trí và trưng bày sản phẩm
Cách trưng bày sản phẩm sẽ giúp bạn thu hút khách hàng
Kinh doanh thời trang là một lĩnh vực đặc thù, vậy nên bạn cần xác định đối tượng khách hàng của mình là ai để lựa chọn phong cách trang trí phù hợp với họ. Chẳng hạn đối tượng khách hàng bạn hướng tới là thời trang giới trẻ thì bạn sẽ phải thiết kế và trang trí trẻ chung, năng động để cửa hàng trở nên bắt mắt, ấn tượng từ đó thu hút khách hàng.
Ngoài ra, tên thương hiệu đặc biệt, hấp dẫn cũng giúp khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn hơn. Hãy đầu tư một cách chỉn chu về mọi mặt để giúp cửa hàng trở nên nổi bật giữa vô vàn những cửa hàng xung quanh.
Chi phí thuê mặt bằng
Nếu bạn mở shop quần áo ở các khu vực trung tâm, đông đúc dân cư thì dĩ nhiên cho phí thuê mặt bằng sẽ lớn hơn rất nhiều so với những cửa hàng ở trong ngõ hoặc vị trí không thuận lợi. Chi phí mặt bằng sẽ chiếm từ 30-50% tổng kinh phí kinh doanh. Vậy nên, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các mặt bằng trước khi đưa ra sự lựa chọn cho mình.
Ngoài bán tại cửa hàng, hiện nay mô hình kinh doanh thời trang online cũng vô cùng phát triển. Bạn không nhất thiết phải thuê mặt bằng đẹp, chỉ cần có chỗ để chứa đồ và việc bán sẽ được thực hiện thông qua các trang mạng xã hội. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá khoản chi phí đấy.
Chi phí nhập hàng
Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh thời trang thì hãy nhập hàng với số lượng vừa đủ bán để tránh hàng tồn kho. Nếu bạn bắt đầu với một shop nhỏ, theo đó, vốn tối thiểu sẽ từ 30 đến 60 triệu cho việc nhập hàng, thuê mặt bằng trang trí shop, bảng hiệu, quảng cáo online. Còn kinh doanh thời trang Online thì các bạn chỉ tập trung vốn vào nhập hàng và quảng cáo online thôi thì từ 10 đến 30 triệu. Tùy vào mô mình bạn kinh doanh mà chi phí sẽ tương ứng.
Chi phí thiết kế
Để thiết kế cửa hàng quần áo, bạn có thể tham khảo tại các cửa hàng thời trang đang có trên thị trường hoặc tham khảo trên internet hoặc cũng có thể thuê một đơn vị thiết kế thi công nội thất trọn gói. Vốn trang trí, mua sắm dụng cụ, thiết bị tại cửa hàng (20-50 triệu). Bao gồm chi phí trang trí mặt tiền cửa hàng, bảng biển, giá kệ treo đồ, móc treo quần áo, manocanh…
Mở shop thời trang cần chuẩn bị giấy tờ gì
Khi mở shop thời trang cho dù quy mô lớn hay nhỏ bạn đều phải xin giấy phép kinh doanh. Nếu mô hình kinh doanh của bạn trên 10 lao động thì sẽ phải đăng ký mở doanh nghiệp. Còn nếu cửa hàng thời trang nhỏ thì chỉ cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể/gia đình. Việc đăng ký kinh doanh đầy đủ sẽ giúp cho bạn hạn chế việc bị bắt giữ hàng hóa hoặc tạm ngừng kinh doanh khi bị kiểm tra bởi quản lý thị trường và các cơ quan chức năng.
Có kế hoạch tiếp thị cho cửa hàng
Cách tiếp thị, quảng cáo cho cửa hàng thời trang
Để khách hàng nhanh chóng tiếp cận được với cửa hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng thì bạn cần xây dựng một bản thảo chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu. Cách nhanh chóng nhất để quảng bá thương hiệu đó là chạy các chương trình quảng cáo trên Facebook, Tiktok, blog, tạp chí… ngoài ra, khi khai trương hoặc vào những dịp lễ lớn bạn có thể cho chạy các chương trình khuyến mãi như giảm giá bán, tặng quà, quay số trúng thưởng.
Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích và có thể tự xây dựng riêng cho mình một kế hoạch kinh doanh quần áo hiệu quả. Chúc bạn thành công.
Comments