Quản Lý Tài Chính Trong Khởi Nghiệp Một Cách Thông Minh

0 24

Vấn đề tài chính luôn quan trọng trong quá trình từ khởi sự đến thành công của một mô hình kinh doanh.Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh quy mô vừa và nhỏ thường bỏ qua tầm quan trọng của vấn đề quản lý tài chính. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của nhiều doanh nghiệp này tại Việt Nam.

Nguồn vốn luôn rót từ từ

quan-ly-tai-chinh-2

Quản lý nguồn vốn là yếu tố quan trọng đối với kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp

Quản lý nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp kinh doanh. Nếu bạn không kiểm soát được việc quản lý tài chính của mình, bạn sẽ đặt doanh nghiệp vào vị trí rất nguy hiểm. Ý tưởng của bạn có thể tốt đến mức nào nhưng khi bạn không duy trì được nguồn vốn, bạn vẫn sẽ khiến cho dự án thất bại.

Các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường quá quan tâm vào vấn đề như là sản phẩm như thế nào, bán hàng ra sao mà quên đi rằng nguồn vốn là thứ tạo ra và điều phối tất cả những thứ kể trên.

Vì vậy có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp nên có kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng, đảm bảo sau hai năm đầu tiên, ngừng phụ thuộc 100% nguồn vốn bên ngoài. Chú ý tránh sa vào những cái bẫy tài chính và đảm bảo được nguồn vốn của mình luôn lưu thông thuận lợi.

Làm những gì tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn, không phải cho bạn

Việc chọn đối tác kinh doanh, nhà thầu hoặc nhân viên cần sự cẩn thận đến từ bạn. Có thể bạn có mối quan hệ rất thân thiết với nhiều người nhưng đừng vì điều đó mà bạn ưu tiên lựa chọn họ mà không có sự đánh giá, xem xét. Việc chi tiêu, quản lý tài chính trong một doanh nghiệp kinh doanh rất là quan trọng, cho nên bạn cần cân nhắc mọi vấn đề để tránh việc lãng phí và mất tiền oan.

Trước khi đầu tư, hãy chắc chắn rằng bạn đã có sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Một công ty vững mạnh không thể thành công trong ngày một ngày hai, cho nên việc xây dựng từng bước đi nhỏ sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp.

Do đó lời khuyên cho bạn là: “Khi bước chân vào một thị trường, hãy đánh giá mức độ tiềm năng và khả năng thu hồi lợi nhuận của mình, đừng đầu tư lãng phí mà không có kết quả. Tốt hơn hết là bạn nên có một kế hoạch tài chính nếu muốn đưa doanh nghiệp mình đi đến thành công”.

Đừng đánh mất sự tập trung bởi cạnh tranh

Việc cạnh tranh trong môi trường khốc liệt là điều khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên đừng vì thấy đối thủ đi trước của mình chi tiêu nhiều cho các hoạt động như marketting, sản xuất… mà bạn phải đi theo bước chân của họ. Sự sáng tạo trong thời điểm này sẽ giúp bạn vượt qua thời kỳ khủng hoảng và một ý tưởng nhỏ nhưng thông minh có thể mang lại hiệu quả bất ngờ.

Bạn có thể tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ chất lượng độc đáo đáp ứng đúng tâm lý khách hàng. Hay sự sáng tạo trong trải nghiệm mua sắm sẽ mang đến sự hài lòng dành cho khách hàng… Hãy thông minh và thu hút khách hàng của bạn một cách khôn ngoan.

Quan tâm song hành 2 yếu tố chi phí và lợi nhuận

Mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp đều hướng tới việc tạo ra lợi nhuận. Nhưng song song lợi nhuận thì bạn phải quan tâm tới cách quản lý tài chính trong vấn đề chi phí.

Một trong những thông tin quan trọng nhất trong dữ liệu quản lý tài chính mà bạn là người sáng lập phải nắm rõ là tổng chi phí để vận hành doanh nghiệp của bạn, bao gồm: chi phí cố định và chi phí phát sinh. Nắm rõ được tổng chi phí vận hành sẽ cho phép bạn biết được bao nhiêu số tiền bạn chi ra cho việc kinh doanh sẽ đem lại cho bạn lợi nhuận.

Các chủ đầu tư (hoặc đối tác kinh doanh) thường nhìn vào tỷ lệ chi tiêu của startup và đo lường nó với doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai để quyết định liệu doanh nghiệp đó xứng đáng để đầu tư hoặc hợp tác hay không.

Nếu quản lý tài chính chi tiêu lớn hơn dự đoán mà không mang lại doanh thu tăng nhanh như dự kiến thì các nhà đầu tư nguồn vốn có thể đánh giá doanh nghiệp đó không phải là một khoản đầu tư có lợi. Họ có thể gặp nhiều rủi ro khi đầu tư và sẽ quyết định không đầu tư nguồn vốn vào doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong nội bộ doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ hoạt động quản lý tài chính giữa bộ phận tài chính với các phòng ban khác, vì từ đó doanh nghiệp sẽ kiểm soát được nguồn chi phí cố định và chi phí biến đổi, kế hoạch quản lý tài chính cho các dòng tiền lưu chuyển, cũng như cung cấp một cái nhìn rõ ràng về lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thiết lập mục tiêu rõ ràng

quan-ly-tai-chinh-3

Mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp của bạn đạt được kết quả cao nhất

Điểm chung của các công ty khởi nghiệp khi bắt đầu bước chân vào thị trường kinh doanh đó chính là sự nhiệt tình, khí thế hừng hực, cảm thấy như không gì có thể ngăn cản bước chân thành công của họ, mặc dù có thể số vốn trong tay không phải là nhiều. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải luôn giữ sự tỉnh táo trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp để tránh mắc vào những cái bẫy thị trường.

Thay vì chỉ nói, tôi muốn xây dựng một công ty trị giá hàng triệu đô la, bạn cần chia nhỏ các mục tiêu tài chính thành các mục tiêu rõ ràng, có thể tiếp cận và đo lường được. Ví dụ như mục tiêu doanh thu hàng tháng, hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày cho phép bạn theo dõi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục.

Các doanh nghiệp trong giai đoạn mới khởi nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý tài chính từ quản lý doanh thu, lợi nhuận, chi phí đến nguồn vốn đầu tư… Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã biết cách xây dựng cách quản lý tài chính phù hợp với doanh nghiệp mình và dần dần từng bước hoàn thiện doanh nghiệp.

Bạn có thể quan tâm

Comments

Loading...