2 câu chuyện khởi nghiệp thành công tại Việt Nam
Khởi nghiệp trong việc kinh doanh vẫn luôn là chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm, nhất là giới trẻ hiện nay. Những ý tưởng đột phá và khác lạ chính là nguồn gốc của khởi nghiệp thành công. Đã có rất nhiều doanh nhân thành công từ những điều nhỏ bé nhất. Bài viết này gửi đến cho bạn 2 mẫu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa của những doanh nhân tại Việt Nam. Hy vọng khi đọc qua những mẫu chuyện này bạn sẽ có động lực vững vàng hơn trong sự nghiệp của chính mình.
Câu chuyện của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ
Người sáng lập ra cà phê Trung Nguyên
Được biết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chàng trai Đặng Lê Nguyên Vũ đã ấp những ý tưởng kinh doanh độc đáo. Anh từng có thời gian quyết định nghỉ học để vào thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Lúc đó hành trang lên trường chỉ vỏn vẹn là tên và và địa chỉ của một người chú chưa từng gặp mặt. Tuy nhiên sau anh đã quay trở lại trường học tiếp sau vài ngày vì lời khuyên của người chú.
Anh tìm hiểu và cà phê và biết Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới. Với ý tưởng lớn lao là chế tạo ra loại cà phê thơm ngon nhất để đem đi xuất khẩu ra nhiều nơi trên thế giới. Đã rất nhiều lần anh bị chế giễu, nhưng cùng với đó là anh còn có người bạn cùng lớp đã đồng hành và giúp đỡ anh trong những chặng đầu khởi nghiệp.
Sau khoảng thời gian nỗ lực không ngừng nghỉ, thì cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên đã chính thức có mặt tại khắp ngõ ngách của Sài Gòn. Ông đã khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy mình là người sành về cà phê khi thưởng thức sản phẩm. Đến thời điểm này thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã gây ấn tượng mạnh đến nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam.
Câu chuyện của Đoàn Nguyên Đức
Đoàn Nguyên Đức- con người tài giỏi và có ý chí vượt khó
Đoàn Nguyên Đức là người con ở Bình Định, ông sinh ra trong một gia đình có 10 người. Ông lớn lên trong gia cảnh khốn khó, khi đó trong ông chỉ có một mục tiêu duy nhất là làm sao để có tiền đi học và sau khi tốt nghiệp đại học ông sẽ đi xin việc làm và kiếm tiền.
Sau khi tốt nghiệp THPT ông quyết định vào thành phố HCM để lập nghiệp. Lúc này ông hoàn toàn không biết bắt đầu từ đâu bởi vì hiện giờ ông không có bằng cấp và cũng không có tiền. Để sinh sống tại thành phố xa hoa, ông đã lựa chọn làm nhiều nghề để nuôi sống bản thân qua ngày, ông dần tích lũy kinh nghiệm và kiến thức mỗi ngày tuy nhiên việc vùi đầu vào sách vở đã không như ý muốn, vì tất cả 4 lần thì vào đại học đều thất bại.
Sau một thời gian làm thuê ông tích lũy được một số vốn với mong muốn bắt đầu khởi nghiệp bằng một xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh. Sau khi đã ổn định ông bắt đầu mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác như sản xuất đá, sản xuất mủ cao su hoặc chế biến gỗ… Năm 2008, bầu Đức đã trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Comments