Nhân sự phòng kinh doanh, thế nào là đủ?

0 6

Phòng kinh doanh là một bộ phận ở trong công ty chịu trách nhiệm quản lý đồng thời thực hiện những hoạt động có liên quan tới việc tạo ra lợi nhuận và doanh số bán hàng. Vậy nhân sự phòng kinh doanh, thế nào là đủ? Sau đây hãy cùng tìm hiểu về những nhân sự phòng kinh doanh.

Giám đốc kinh doanh

5-nhan-su-kinh-doanh-2

Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ hoạch định chiến lược kinh doanh

Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ hoạch định chiến lược kinh doanh, chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Chiến lược cần được xây dựng dựa vào việc phân tích thị trường, phân tích tình hình tài chính và những mục tiêu kinh doanh đề ra.

Trưởng phòng kinh doanh

Trưởng nhóm kinh doanh là vị trí không thể thiếu được ở trong phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh, xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, quản lý những hoạt động kinh doanh và đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Trưởng nhóm kinh doanh

Trưởng nhóm kinh doanh có nhiệm vụ quản lý nhóm nhân viên kinh doanh, lên kế hoạch và triển khai chiến lược bán hàng, bảo đảm mục tiêu doanh số, đánh giá và báo cáo định kỳ.

5-nhan-su-kinh-doanh-3

Trưởng nhóm kinh doanh quản lý nhóm nhân viên kinh doanh

Nhân viên Telesales

Nhân viên Telesales sẽ nghiên cứu và tìm hiểu về dịch vụ, sản phẩm, xây dựng khách hàng tiềm năng và tiếp cận khách hàng thông qua các cuộc điện thoại, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Nếu khách hàng thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ, nhân viên telesales cần trả lời chuyên nghiệp và cung cấp thông tin để giải đáp câu hỏi. Nhân viên telesales cũng thực hiện quy trình xử lý đơn hàng gồm có việc ghi chép thông tin của khách hàng và lập hợp đồng, thực hiện việc thanh toán. Họ cũng theo dõi, cập nhật thông tin khách hàng ở trong cơ sở dữ liệu của công ty. Nhân viên telesales cũng đánh giá, phản hồi về hiệu quả của chiến dịch telesales.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh thực hiện công việc đó là tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu và tư vấn về sản phẩm, dịch vụ, thuyết phục khách hàng mua hàng, chốt đơn hàng và ký hợp đồng, chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng và báo cáo định kỳ về kết quả kinh doanh với cấp trên.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ tiếp nhận, lắng nghe những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng, giải đáp thắc mắc của khách đầy đủ, chính xác, xử lý những khiếu nại của khách hàng thỏa đáng.

Với những thông tin đã cung cấp trên đây, hy vọng bạn đã biết được nhân sự phòng kinh doanh thế nào là đủ. Những vị trí trên là những vị trí cần thiết mà phòng kinh doanh cần có những vị trí nhân sự này để đảm bảo công việc kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Bạn có thể quan tâm

Comments

Loading...