Thương mại điện tử là gì? Các chức năng của thương mại điện tử

0 10

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, thương mại điện tử đã mở ra một kỷ nguyên mua sắm trực tuyến hiện đại và mới mẻ, là một phương pháp kinh doanh mang đến nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu rõ hơn về thương mại điện tử cũng như những chức năng của thương mại điện tử nhé.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử, tên tiếng Anh là E-Commerce (viết tắt bởi cụm từ Electronic Commerce), là một thuật ngữ kinh doanh chỉ quá trình giao dịch, trao đổi và mua bán hàng hóa trực tuyến thông qua internet. Theo đó, các sản phẩm sẽ được giao dịch trên các trang web thương mại điện tử hoặc trên các ứng dụng di động. Vì thế mà lợi thế nổi bật nhất của thương mại điện tử so với giao dịch tại các cửa hàng truyền thống đó chính là cho phép người dùng có thể mua, bán sản phẩm ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào.

Cùng với các thiết bị điện tử thông minh ra đời, mạng internet đã bắt đầu ăn sâu vào đời sống của con người thì thương mại điện tử đã và đang dần phát triển, trở thành xu hướng kinh doanh được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay.

10 loại hình thương mại điện tử cơ bản

4-thuong-mai-dien-tu-2

Các loại hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay

– B2B (Business to Business) là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.

– B2C (Business to Consumer) là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

– C2B (Consumer to Business) là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

– C2C (Consumer to Consumer) là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng.

– C2G (Consumer to Government) là hình thức giao dịch thương mại giữa người dùng và chính phủ. Hình thức này được thực hiện khi người tiêu dùng trả tiền thuế, điện, nước, bảo hiểm,… qua nền tảng trực tuyến.

– B2G (Business to Government) là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ.

– G2G (Government to Government) là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa chính phủ với chính phủ.

– G2B (Government to Business) là hình thức giao dịch thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp.

– G2C (Government to Citizen) là hoạt động truyền thông giữa cơ quan chính phủ với các công dân của mình.

– M-commerce là loại hình giao dịch chủ yếu trên các thiết bị di động.

Các chức năng của thương mại điện tử

4-thuong-mai-dien-tu-3

Chức năng của thương mại điện tử

– Xóa bỏ trở ngại về khoảng cách. Theo đó, giao dịch điện tử mở ra cơ hội kinh doanh mua bán xuyên lục địa. Khi mà các doanh nghiệp không cần phải xây dựng nhiều chi nhánh tại các khu vực, quốc gia và người tiêu dùng cũng không cần phải đến tận cửa hàng nhưng vẫn có thể mua sản phẩm.

– Linh hoạt về mặt thời gian. Với thương mại điện tử, người dùng có thể đặt hàng vào bất cứ khung giờ nào, việc này đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mua hàng của người dùng và giúp doanh nghiệp tạo doanh thu xuyên suốt.

– Kiểm soát hàng tồn kho. Việc sử dụng công cụ trực tuyến giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách hiệu quả nguồn hàng của mình mà không cần tốn quá nhiều thời gian cũng như nhân công.

– Tiết kiệm chi phí đối với cả doanh nghiệp và với người tiêu dùng.

Hy vọng những thông tin đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thương mại điện tử – một phương pháp kinh doanh rất được ưa chuộng hiện nay.

Bạn có thể quan tâm

Comments

Loading...